Ethereum là gì – Tất tần tật về Ethereum

Quảng cáo Cointot

Đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)

Bài viết này có 865 lượt đọc và 0 trả lời.

CT

Administrator
Tham gia
31/05/21
Bài viết
59
Điểm thành tích
8
Chắc bạn hay những ai xem bài này cũng đã biết qua Bitcoin rồi nhỉ? Ethereum (ETH) từng được xem là đồng tiền điện tử thay thế Bitcoin.

Vậy Ethereum có đặc biệt mà có thể so sánh với BTC? Tại sao nó lại là đồng tiền điện tử đứng thứ hai trên CoinMarketCap chỉ sau Bitcoin?

Nó có gì khác biệt so với Bitcoin? Có nên đầu tư vào tài sản này hay không?…

Trong bài viết này, Cointot sẽ mang đến cho bạn tất cả mọi thông tin về Ethereum.

Tổng quan

TênEthereum
Ký hiệuETH
Tác giảVitalik Buterin, Gavin Wood
Ngày ra đời30/07/2015
Tổng nguồn cung tối đaKhông có
Tên miền chính thứchttps://ethereum.org/
Ngôn ngữ phát triểnC++, Go, Python
Source codehttps://github.com/ethereum
White Paperhttps://github.com/ethereum/wiki/wiki/white-paper

Ethereum (ETH) là gì?

Ethereum là một nền tảng điện toán phân tán chuỗi khối chạy trên công nghệ Blockchain, thông qua việc sử dụng chức năng hợp đồng thông minh (Smart Contract).

Ethereum có thể thực hiện các giao dịch, hợp đồng mạng ngang hàng thông qua đơn vị tiền điện tử là Ether (ETH).

Không những thế chúng còn được đánh giá là một nền tảng ứng dụng hữu ích và tự tạo ra hệ sinh thái tài chính phân tán cho riêng mình.

Ethereum được giới thiệu vào cuối năm 2013 bởi Vitalik Buterin, với mong muốn tạo ra một loại coin khắc phục những điểm chưa tốt của Bitcoin.

Và với “sứ mạng” trên, vốn hóa của ETH đã đạt 25 triệu USD trong đợt mở bán đầu tiên.

Theo lộ trình phát triển ban đầu, Ethereum sẽ trải qua bốn giai đoạn quan trọng, gồm:
  1. Frontier
  2. Homestead
  3. Metropolis
  4. Serenity
Tính đến tháng 12 năm 2019, Ethereum đã hoàn tất 3 giai đoạn và chuẩn bị bước vào giai đoạn thứ 4.

Tuy nhiên, có một sự thay đổi quan trọng trong giai đoạn thứ tư này khi nó được đổi tên thành Ethereum 2.0.

Ethereum 2.0 là gì?

Ethereum 2.0 còn được biết đến là Serentity. Đây là một tên gọi chung cho một số cập nhật lớn của Ethereum.

Bản cập nhật này sẽ giải quyết bộ ba bất khả thi của Blockchain: bảo mật, khả mở rộng mạng lưới, phân tán.

Cách phần chính để giải quyết 3 vấn đề nan giải này:
  • Beacon Chain
  • Proof of Stake (PoS)
  • Sharding
  • eWASM

Beacon Chain

Beacon chain là cốt lõi của Ethereum 2.0. Chuỗi này sẽ chạy song song và liên kết chéo giữa Main chain và và Shard Chain.

Proof of Stake (PoS)

PoS là cơ chế đồng thuận sẽ thay thế cho cơ chế hiện tại là PoW (Proof of Work). Việc chuyển đổi sẽ thông qua một cơ chế đồng thuận lai giữa PoS và PoW – Casper Friendly Finality Gadget (FFG).

Bạn có thể hiểu nôm na là giá trị và hệ thống của Ethereum sẽ không còn phụ thuộc nhiều vào các mỏ và thợ đào nữa.

Vì thế hệ thống sẽ ngày càng mạnh hơn và không còn chịu sự ảnh hưởng hay chi phối từ các thợ mỏ.

Thông thường, một giao dịch Ethereum cần có thợ đào xác nhận, nếu không thì giao dịch đó sẽ không thành công.

Sharding

Sharding là một phương thức nhân rộng thông lượng giao dịch trên chuỗi. Phương thức được thực hiện bằng cách tách cơ sở dữ liệu lớn thành các cơ sở dữ liệu nhỏ.

Những dữ liệu nhỏ đậy được gọi là ‘shard’.

eWASM

Ethereum-flavored WebAssembly (eWASM) là một tập con hạn chế của WebAssembly(Wasm) được sử dụng cho hợp đồng tương lai.

Mỗi shard sẽ bao gồm 1 eWASM tương đương với máy ảo Ethereum (Ethereum Virtual Machine).

Hiện tại, chưa có sự đồng thuận của nhà phát triển cho việc thay thế EVM. Nhưng nhà phát triển sẽ có kế hoạch.

Có bao nhiêu giai đoạn để hoàn thành ETH 2.0?

Để hoàn thành ETH 2.0, chúng ta cần trải qua 3 giai đoạn, gồm:
  • Giai đoạn 0
  • Giai đoạn 1
  • Giai đoạn 2

Giai đoạn 0

Giai đoạn đầu tiên là sự ra mắt của Beacon Chain sẽ triển khai PoS trên chuỗi. Trong giao đoạn này cũng sẽ ra mắt một loại tài sản trên chuỗi Beacon.

Loại tài sản này được gọi Beacon ether (BETH). BETH được xem như là phần thưởng xác thực dùng để trả thưởng cho những người Staking.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sở hữu BETH bằng cách dùng ETH để mua. Mỗi ETH sẽ bằng 1 Beacon ether.

Giai đoạn này chưa hỗ trợ sharding, smart contracts và chuyển giao tài sản. Nên bạn sẽ không thể rút được BETH đến khi sharding có thể thực thi trong giai đoạn 2.

Giai đoạn 1

Giai đoạn tiếp theo sẽ chuyển tập trung vào Shard Chain. Sharding sẽ chia nhỏ thông tin trạng thái thành các ‘shard’ để đạt mục tiêu về khả năng mở rộng và cải thiện tốc độ mạng lưới.

Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 được coi là giai đoạn cuối cùng của Serenity khi nó hoàn thành nâng cấp lớp cơ sở và giai đoạn này được thiết lập để diễn ra vào khoảng năm 2021.

Trong giai đoạn này, chuỗi shard sẽ chuyển sang trạng thái chuỗi cấu trúc hỗ trợ các hợp đồng thông minh và chuyển giao tài sản.

Chúng ta đang ở giai đoạn nào của ETH 2.0?

Theo chia sẻ của Vitalik tại Hội nghị Token 2049 được tổ chức hồi tháng 3/2019, chúng ta vẫn chưa bước vào bất kỳ giai đoạn nào của ETH 2.0 (tính đến tháng 12/2019).

Trong thời gian này, đội ngũ phát triển Ethereum đang hoàn thiện các đặc điểm kỹ thuật. Sau đó là ra mắt testnet và cho một số công ty lớn thử nghiệm hệ thống POS.

Tuy nhiên theo Vitalik, các giai đoạn trên có thể hoạt động song song với nhau mà không cần phải theo thứ tự.

Đối thủ cạnh tranh của dự án

Ethereum từng được coi là Bitcoin 2.0 nhưng sự thành công chỉ dừng lại ở nền tảng hợp đồng thông minh.

Mặc dù nó vẫn dẫn đầu trong các nền tảng smart contract về vốn hóa thị trường, nhưng sức ảnh hưởng cũng không còn nhiều.

Nhưng dự án cạnh tranh với dự án được tạo ra để cải thiện những hạn chế của nền tảng. Một số cái tên có thể kể đến như:

  • Eos (EOS)
  • Stellar (XLM)
  • Cardano (ADA)
  • NEO (NEO)
  • Tron (TRX)
  • Cosmos (ATOM)
Gần 60% dapps chạy trên Ethereum network, 17% trên EOS, 17% trên Tron – theo DappRada. Nhưng top 10 dapps mới phát hành vào 6 tháng 1 năm 2020, Ethereum chiếm 40% và Tron 40%.

Ethereum hoạt động như thế nào?

Blockchain Ethereum về cơ bản là một máy ghi trạng thái dựa trên giao dịch. Trong khoa học máy tính, một máy trạng thái đề cập đến một cái thứ sẽ đọc một loạt các đầu vào và dựa trên các đầu vào đó, sẽ chuyển sang trạng thái mới.

Trạng thái của Ethereum có hàng triệu giao dịch. Các giao dịch này được nhóm lại thành các khối. Một khối chứa một loạt các giao dịch và mỗi khối được kết nối với khối trước đó.

Để thực hiện chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái tiếp theo, giao dịch phải hợp lệ. Để một giao dịch được coi là hợp lệ, nó phải trải qua quá trình xác nhận được gọi là khai thác. Khai thác là khi một nhóm các node (tức là máy tính) sử dụng tài nguyên tính toán của họ để tạo ra một khối các giao dịch hợp lệ.

Quá trình xác nhận mỗi khối bằng cách có một người khai thác cung cấp bằng chứng toán học được gọi là bằng chứng công việc.

Một người khai thác xác nhận một khối mới được thưởng một lượng giá trị nhất định để thực hiện công việc này. Giá trị đó là: Chuỗi khối Ethereum sử dụng token kỹ thuật số nội tại có tên là Ether. Mỗi khi một người khai thác chứng minh một khối, token Ether mới được tạo và trao thưởng.

Client và node

Mạng Ethereum được tạo thành từ nhiều node, mỗi node chạy phần mềm máy khách (client) tương thích. Có hai ứng dụng khách được sử dụng bởi đa số các node: Geth (được viết bằng ngôn ngữ Go) và Parity (được viết bằng ngôn ngữ Rust).

Ứng dụng được xây dựng trên Etherreum

Có nhiều loại ứng dụng khác nhau có thể được xây dựng trên Ethereum. Mình sẽ liệt kê cho anh em những thứ nổi bật gồm:

  • Tài chính phi tập trung (Defi)
  • Sàn giao dịch phi tập trung (DEX)
  • Ứng dụng phi tập trung (Dapps)

Đánh giá nền tảng Ethereum phi tập trung

Ưu điểm

  • Bên thứ ba không thể thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với dữ liệu.
  • Các ứng dụng dựa trên một mạng được hình thành xung quanh nguyên tắc đồng thuận, khiến việc kiểm duyệt là không thể.
  • Các ứng dụng được bảo vệ tốt trước các cuộc tấn công hack và các hoạt động lừa đảo.
  • Ứng dụng không bao giờ ngừng hoạt động và không bao giờ có thể tắt.

Nhược điểm

Mặc dù cho ta thấy được nhiều lợi ích bởi các ứng dụng phi tập trung. Nhưng bên cạnh đó ta cần nhìn nhận nhược điểm sau:

Mã hợp đồng thông minh được viết bởi con người, nên gần như chỉ tốt với những người viết chúng. Lỗi mã hoặc giám sát có thể dẫn đến các hành động gây bất lợi ngoài ý muốn. Nếu một lỗi trong mã bị khai thác,việc khai thác có thể được dừng lại ngoài việc có được sự đồng thuận của mạng và phải viết lại mã.

Điều này đi ngược với bản chất của blockchain đó là bất biến. Tức là không ai có thể can thiệp vào dữ liệu bên trong blockchain.

Bạn muốn phát triển ứng dụng trên Ethereum

Anh em có nhớ là mình lấy ứng dụng MetaMask giới thiệu ở trên không. Nó biến Google Chrome thành trình duyệt ethereum . MetaMask cho phép mọi người dễ dàng chạy hoặc phát triển các ứng dụng phi tập trung từ trình duyệt của họ.

Mặc dù ban đầu được xây dựng dưới dạng plug-in Chrome, MetaMask cũng hỗ trợ Firefox và Trình duyệt Brave. MetaMask và một loạt các trình duyệt khác có vẻ sẽ giúp các ứng dụng dựa trên blockchain có thể truy cập được cho nhiều người hơn bao giờ hết.

Ngay cả những người không có nền tảng kỹ thuật giờ cũng có thể xây dựng các ứng dụng blockchain. Đây là một bước nhảy vọt mang tính cách mạng cho công nghệ blockchain có thể đưa các ứng dụng phi tập trung vào dòng chảy như các công nghệ hiện hành.

Cộng đồng Ethereum bao gồm rất nhiều nhà phát triển công nghệ, người dùng, holders và những người đam mê trên toàn thế giới.

Giá trị của đồng Ethereum

Nguồn khai thác của các thợ đào quyết định đến giá trị của đồng ETH. Vì đây là một nền tảng còn tương đối non trẻ, thường xuyên biến động về giá nên khiến nhiều người cho rằng chúng ít có giá trị và không nên đầu tư.

Nhưng nếu bạn là người tìm hiểu và theo dõi sát sao ETH thì sẽ nhận ra nó đem lại nhiều cơ hội cho nhà đầu tư.

Ethereum là một thị trường mở cho phép người dùng dễ dàng tham gia mua bán, trao đổi bằng tiền mặt hoặc Bitcoin thông qua các sàn giao dịch hoặc giữa các nhóm, tổ chức, cá nhân với nhau.

Đặc biệt trong 2017 và 2018, Ethereum là phương tiện giúp nhiều công ty huy động vốn như EOS, IOTA,…

Vì sao Ethereum không có nguồn cung tối đa?

Không giống như Bitcoin, ETH hoàn toàn không có giới hạn nguồn cung. Vì sao lại như vậy? Điều này có ảnh hưởng gì đến giá của ETH không? Trong tương lai, liệu nguồn cung của ETH có được giới hạn?



Theo đội ngũ phát triển, Ethereum sẽ không có nguồn cung giới hạn. Vì team không tin tưởng lộ trình phát triển giống như Bitcoin.

Đối với Bitcoin (được xây dựng trên thuật toán Proof Of Work), để mạng lưới an toàn thì cần các thợ đào làm việc (tạo ra các khối).

Đổi lại, các thợ đào sẽ được thưởng BTC và phí giao dịch khi đào thành công. Tuy nhiên, ngân sách phần thưởng không phải là vĩnh viễn do tổng nguồn cung của Bitcoin chỉ có 21 triệu BTC.

Khi 21 triệu BTC được đào hết, phần thưởng dành cho họ chỉ còn mỗi phí giao dịch. Lúc đó, không có gì đảm bảo là các thợ đào sẽ tiếp tục làm việc để bảo vệ mạng lưới.

Chính vì thế mà Vitalik Buterin nhận thấy việc xây dựng ETH trên thuật toán Proof Of Work và có nguồn cung giới hạn không phải là bước đi sáng suốt.

Và dự án Ethereum 2.0 đã được ra đời mà khởi đầu là hardfork Istanbul.

Các cách để kiếm được Ethereum

Tự đào hoặc tham gia vào các nhóm đào

Để đào được ETH là một quá trình thi đua giải một bài toán của các thợ đào. Trung bình cứ 10 phút sẽ có một hay một nhóm người giải được bài toán này và nhận được số ETH tương ứng.

Tuy nhiên, vấn đề về đầu tư kinh phí cho máy đào và tiền điện là điều cần được cân nhắc kỹ nếu bạn muốn trở thành thợ đào.

Vì vậy, bạn có thể tìm những nhóm đào hoặc cùng hùn vốn với bạn bè. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự bỏ tiền mua máy đào.

Nhưng, hình thức này để hoàn được vốn thì bạn cần rất nhiều thời gian và công sức.

Đầu tư tiền mua Ethereum

Ngoài trở thành thợ đào, bạn có thể bỏ tền ra mua ETH để sở hữu chúng. Bạn có thể mua từ bạn bè (nếu có) hoặc tìm đến các trang mua bán ETH uy tín.

Tại Việt Nam, bạn có thể tham khảo các trang mua bán đồng tiền ảo này ở những phần tiếp theo phía dưới nhé.

Làm trader ETH

Phương pháp này gọi là “Đầu tư lướt sóng”. Do giá ETH thường xuyên biến động và có thời điểm mức chênh lệch lên tới vài chục/hàng trăm USD trong thời gian ngắn.

Nên nhiều người dựa vào điểm này, giành thời gian nghiên cứu, chọn thời điểm thích hợp để mua ETH giá thấp rồi bán lại với giá cao.

Có nên đầu tư vào đồng Ethereum hay không?

Việc đầu tư vào ETH có nên hay không thì tùy vào quan điểm của từng người. Thực chất, bạn đầu tư vào đồng tiền điện tử này cũng giống như bạn mua vàng hay chơi chứng khoán vậy.

Nếu bạn biết chọn đúng thời điểm để đầu tư thì khả năng thu được lợi nhuận là rất cao; do giá ETH thường xuyên biến động, tương tự như Bitcoin.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều quốc gia chấp nhận Ethereum là một hình thức thanh toán hợp lệ, thậm trí còn nhiều hơn cả Bitcoin.

Hầu hết các quốc gia không chấp nhận Bitcoin vì khâu quản lý và bảo mật không an toàn tuyệt đối.

Nhưng với Ethereum thì các nhà phát triển đã giải quyết được vấn đề đó, giúp đảm bảo các giao dịch được an toàn, tránh tình trạng bị hack.

Thị trường của Ethereum đang ngày càng lớn mạnh. Từ vốn hóa thị trường là 25 triệu USD vào năm 2014.

Mua bán đồng Ethereum ở sàn giao dịch nào?

Ethereum coin là một đồng tiền điện tử rất phổ biến. Hầu hết các sàn giao dịch nổi tiếng đều cung cấp các cặp giao dịch ETH.

Nhưng với những sàn nước ngoài thì sẽ thích hợp để trading hơn là mua bán và đầu tư lâu dài.

Bạn có thể mua Ethereum tại các sàn giao dịch Việt Nam để có thể thanh toán trực tiếp bằng VNĐ qua các ngân hàng thông dụng như Vietcombank chẳng hạn.

Một số sàn bạn có thể mua bán ETH bằng VND: sàn Vicuta, sàn Coinhako, sàn Remitano, sàn VCC.

Lưu trữ Ethereum ở ví nào an toàn?

Trước khi mua Ethereum thì việc bạn cần làm là tạo một địa chỉ ví (Wallet) để lưu trữ đồng Ethereum của bạn.

Vậy sử dụng ví nào an toàn và dễ nhất với các nhà đầu tư mới? Bạn có thể sử dụng ví “Online/ví nóng” hoặc “Offline/ví lạnh” tùy vào nhu cầu.

Nếu bạn thường xuyên mua bán thì nên dùng ví nóng, còn nếu dự định hold tầm vài tháng hay vài năm thì nên dùng ví lạnh.

  • Ví nóng là các nền tảng ví trên web. Một số ví phổ biến và được nhiều người sử dụng nhất là Blockchain.com, CoinBase hay MyEtherWallet. Trong đó, MyEtherWallet là loại ví chuyên dụng để lưu trữ các token được chạy trên nền tảng Ethereum (ERC20).
  • Ví lạnh là các loại ví phần mềm hoặc ví USB (có hình dạng như cái USB), có thể kể đến như Ledger Nano S, ledger nano X hay Trezor.
Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là ví lạnh luôn an toàn hơn ví nóng.

Lời kết

Như vậy là mình đã chia sẻ với bạn đọc bài viết “Ethereum là gì? Có nên đầu tư vào đồng Ethereum hay không?”.

Chúng tôi hi vọng bài viết này sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc gì thì bình luận phía dưới nhé.

Cointot sẽ giải đáp cho các bạn sớm nhất có thể.
 
Giới thiệu Liên kết nhanh Mạng xã hội Liên hệ

Cointot.net - Nơi giao lưu, học hỏi, chia sẻ và thảo luận về mọi vấn đề liên quan đến tiền điện tử.

Thành viên chịu trách nhiệm với các thông tin mình đưa lên diễn đàn.

Website đang hoạt động thử nghiệm, chờ giấy phép

Tin tức Coin

Phân tích Coin

Thảo luận Coin

Hỏi đáp Coin

Fanpage Cointot.net

Group Cointot.net

Twitter Cointot.net

Kiểm tra phạt nguội

Mọi thắc mắc/đóng góp vui lòng liên hệ:

- Email: [email protected]

- Gửi form liên hệ tại đây

Top